Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Phát huy vai trò giám sát, phản biện - xã hội của MTTQ, đoàn thể chính trị - xã hội

Giám sát và phản biện xã hội là một trong những chức năng quan trọng của Mặt trận TQVN và các Đoàn thể chính trị - xã hội, thực hiện theo Quyết định 217 và Quyết định 218 của Bộ Chính trị, mặc dù là một hoạt động mới, một lĩnh vực công tác chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng trong những năm qua, MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả vai trò giám sát và phản biện xã hội, phát huy dân chủ trong công tác tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch vững mạnh.

Hằng năm, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội đã tổ chức ký kết chương trình phối hợp giám sát, xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện có hiệu quả với các hình thức giám sát theo quy định của pháp luật. Trong quá trình triển khai thực hiện, Mặt trận các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội đã bám sát kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương và tỉnh, đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Thực tiễn công tác giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội thời gian qua đã có nhiều kết quả tích cực, được cấp ủy Đảng, và nhân dân đánh giá cao; góp phần vào việc phát hiện những điểm chưa tốt, còn hạn chế để kiến nghị khắc phục.

 Từ đầu năm đến nay, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã chủ trì giám sát được 01 cuộc, giám sát về tổ chức thực hiện Đề án xây dựng Hợp tác xã kiểu mới giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn tại 10 điểm gồm: 03 Hợp tác xã, 03 xã, 03 huyện và Liên Minh Hợp tác xã tỉnh. Hội Liên Hiệp phụ nữ tỉnh chủ trì giám sát được 01 cuộc tại 2 xã, 2 huyện tại Pác Nặm và Ngân Sơn về thực hiện Nghị định 56/2012/NĐ-CP của Chính phủ về quy định trách nhiệm của cán bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp trong đảm bảo cho các cấp Hội LHPN tham gia quản lý nhà nước…

 
 Đồng chí Triệu Thị Thúy, phó chủ tịch MTTQ tỉnh, trưởng đoàn giám sát phát biểu về HTX kiểu mới tại huyện Bạch Thông  

Ủy ban MTTQ VN các huyện chủ trì giám sát được 02 cuộc.Trong đó, Ủy ban MTTQ VN huyện Chợ Mới giám sát về việc thực hiện Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn tại 10 điểm thuộc 5 thôn và 5 xã; Ủy ban MTTQ VN huyện Ba Bể giám sáthiệu quả tổ chức Tết trồng cây trên địa bàn huyện tại 17 điểm thuộc 16 xã và UBND huyện.v.v…

Trên cơ sở Quy chế phối hợp Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Bắc Kạn và các Ban của Hội đồng tham gia được 04 cuộc giám sát việcthực hiện pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm giai đoạn 2011- 2016; giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật trong cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016; về Hiệu quả thực hiện chính sách trồng rừng theo Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015 và Quyết định số 66/2011/QĐ-TTg ngày 09/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 147 và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân từ năm 2016 đến nay; giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến trước và sau kỳ họp thứ tư, HĐND tỉnh khóa IX.

Cùng với hoạt động giám sát, công tác phản biện xã hội thời gian qua cũng được MTTQ các cấp và các đoàn thể chính trị - xã hội trong tỉnh phối hợp tổ chức thực hiện tốt. Từ đầu năm đến nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể Chính trị - xã hội đã tổ chức tham gia góp ý và phản biện vào 30 Dự thảo văn bản, trong đó bao gồm 10 Dự thảo Luật, 06 Nghị quyết và 14 Dự thảo Đề án, Chương trình, Kế hoạch...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ VN các huyện, thành phố đã lựa chọn số lượng và nội dung văn bản phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc để tổ chức phản biện, phản biện được 07 Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cùng cấp; dự thảo nghị quyết chương trình, đề án của HĐND, UBND cùng cấp về phát triển kinh tế - xã hội; các nội dung có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân... riêng Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố đã tổ chức được 03 Hội nghị phản biện xã hội đối với 04 dự thảo.

 Hoạt động phản biện xã hội tuy nhiên cơ bản mới chỉ được thực hiện ở cấp tỉnhvà một số huyện, còn cấp xã chủ yếu mới dừng ở việc góp ý kiến, chưa tổ chức được các hội nghị phản biện xã hội.

Công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội đã và đang phát huy được hiệu quả thiết thực trong một số lĩnh vực được đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm. Tuy nhiên, trong tổ chức giám sát và phản biện xã hội vẫn còn những hạn chế trong phối hợp và hiệu quả một số nội dung chưa cao; việc theo dõi, đôn đốc xử lý các kiến nghị sau giám sát còn chưa thực sự được quan tâm và gặp nhiều khó khăn, bất cập về cơ chế… Giải quyết được những hạn chế trên thì công tác giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội sẽ phát huy và đạt hiệu quả cao nhất.

 Để thực hiện tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội trong thời gian tới, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội cần tích cực trong tham gia thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Trong đó với vai trò giám sát của mình, khuyến khích người dân phản ảnh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa”. Cần phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể với cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp trong việc cung cấp thông tin, đảm bảo để Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội theo đúng các quy định hướng dẫn. Các cấp ủy đảng, chính quyền cần tạo mọi điều kiện để MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội tổ chức giám sát và phản biện xã hội đạt hiệu quả hơn./.  

 

Tác giả:  Hạ Thu Hiền
Nguồn:  MTTQ tỉnh